Chọn MENU
icon cart0

Tác hại của chạy bộ khi tập không đúng cách và chạy quá sức

Chạy bộ thường được biết đến là một bộ môn thể thao rất tốt cho việc tăng cường sức bền và giảm mỡ thừa hiệu quả. Tuy nhiên, chạy bộ sai cách cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn các tác hại của chạy bộ không đúng cách, hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu dưới đây. 

1. Tác hại của chạy bộ không đúng cách và quá sức

Chạy bộ là chạy bộ quá nhiều và chạy bộ không đúng kỹ thuật có thể gây  ra một số tác hại cho sức khỏe như: 

1.1. Chạy bộ sai phương pháp dễ dẫn tới chấn thương

Theo một bài báo của tạp chí thể thao có tiếng trên thế giới thì có đến 40 đến 50% vận động viên thể thao gặp chấn thương hàng năm. Những chấn thương phổ biến khi tập luyện chạy bộ đó là nẹp ống chân, đau đầu gối, viêm gân gót cổ chân... Cũng theo các chuyên gia, việc chạy với cường độ quá cao và sai quy cách là nguyên nhân dễ dẫn tới các chấn thương này. 

Với người tập chạy bộ, để giảm tối đa chấn thương có thể xảy ra thì người tập có thể dùng phương pháp tập xen kẽ, chạy đúng tư thế và mang giày phù hợp với sải chân. Ngoài ra, hãy đảm bảo cơ thể được nghỉ chạy một vài ngày và dần dần tăng quãng đường chạy chứ không dồn tất cả sức lực cùng một lúc.

Chạy bộ sai cách dễ dẫn đến chấn thương

Chạy bộ sai cách dễ dẫn đến chấn thương 

1.2. Chạy bộ sai phương pháp dẫn tới mất cơ

Nếu như bạn đang cố gắng tập luyện để tăng cường cơ bắp thì chạy bộ có thể làm hỏng những nỗ lực của bạn. Việc luyện tập với cường độ chỉ khoảng 20 phút/ngày và hai hoặc ba ngày mỗi tuần có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện việc lưu thông máu. Tuy nhiên nếu bạn chạy bộ quá nhiều thì có thể nó sẽ cản trở nỗ lực tăng cơ của bạn. 

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Pháp được công bố trên "Tạp chí Y học Thể thao và Thể Dục" khẳng định rằng cơ thể của bạn đang trong cơ chế phân hóa khi chạy bền. Điều này có nghĩa, bạn giải phóng ra một lượng hoóc-môn chống stress và giảm mức testosterone, một trạng thái làm cơ thể bạn đốt cháy cơ. 

Các nhà nghiên cứu của Pháp cũng cho rằng ngay sau khi chạy bền, cơ thể của bạn sẽ chuyển sang giai đoạn tổng hợp - nghĩa là cơ thể sẵn sàng cho việc tăng cơ bắp. Bạn có thể chống lại các tác động tiêu cực xấu đối với cơ bắp bằng cách tận dụng cơ chế tổng hợp và nạp vào cơ thể khoảng 20 gram đạm sau mỗi một lần chạy.

Chạy bộ sai phương pháp khiến người tập bị mất cơ

Chạy bộ sai phương pháp khiến người tập bị mất cơ

>> Tìm hiểu thêm: Cách chạy bộ giảm mỡ bụng

1.3. Chạy bộ sai phương pháp ảnh hưởng tới tim mạch

Khi chạy bộ quá nhiều có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ trên tim của người tập. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chạy bộ liên tục trong một thời gian dài có nguy cơ cao về bệnh tim, bao gồm vôi hóa động mạch vành, rối loạn chức năng tâm trương và cứng động mạch vành. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chạy bộ mà phải tập luyện trong một chừng mực vừa phải.

1.4. Chóng mặt khi chạy bộ nhiều

Chóng mặt cũng là tác hại thường gặp của việc chạy bộ quá nhiều. Điều này có thể là do cơ thể bị thiếu oxy, mất nước, hạ đường huyết hoặc tụt huyết áp,... Chóng mặt sẽ làm giảm khả năng giữ thăng bằng, dễ ngã và tăng nguy cơ chấn thương. 

Chạy bộ quá sức dễ gặp tình trạng chóng mặt

Chạy bộ quá sức dễ gặp tình trạng chóng mặt 

1.5. Hội chứng Dead Butt

Dead Butt hay còn gọi là hội chứng mông chết, nghĩa là mông bị tê hoặc đau nhức. Ngoài ra, mặt sau đầu gối, chân và lưng dưới cũng bị đau. Cơ đùi phải hoạt động quá sức là nguyên nhân khiến cho cơ mông và cơ gấp quanh mông bị bó chặt hoặc ngắn lại. 

1.6. Giảm khả năng ham muốn

Một số nguyên cứu cho thấy rằng, nam giới chạy marathon quá nhiều có thể làm giảm ham muốn tình dục. Sở dĩ vậy là do chạy bộ quá nhiều sẽ làm giảm nồng độ hormone testosterone. Với nữ giới, chạy bộ quá mức cũng sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, dẫn đến giảm nhu cầu sinh lý. 

1.7. Chạy bộ quá nhiều vào mùa đông có nguy cơ bị cảm lạnh

Nhiệt độ ngoài trời vào mùa đông thấp dễ khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh khi chạy lâu. Ngoài ra, không khí lạnh và hanh khô vào mùa đông cũng có thể gây ra tình trạng co thắt đường thở và ảnh hưởng xấu đến phổi. Điều này cũng gây ra các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng. 

Chạy bộ lâu trong mùa đông có thể bị cảm lạnh

Chạy bộ lâu trong mùa đông có thể bị cảm lạnh

2. Chạy bộ thế nào tốt nhất cho sức khỏe?

Sau đây là gợi ý về cách chạy bộ tốt nhất cho sức khoẻ mà bạn có thể tham khảo: 

2.1. Thời điểm chạy bộ tốt nhất 

Tuỳ vào thời gian rảnh mà bạn có thể chọn chạy bộ vào buổi sáng, chiều hoặc tối. Theo nghiên cứu khoa học, thời điểm chạy bộ tốt nhất đó là vào chiều tối. Tuy nhiên, không nên chạy quá muộn vì dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 

>> Xem thêm: Chạy bộ buổi chiều có tác dụng gì

2.2. Tần suất chạy bộ 

Theo HLV Thể dục, chạy bộ bao nhiêu km, chạy bộ trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người đó. Trung bình mỗi ngày bạn nên chạy khoảng 30 phút với tốc độ vừa phải sao cho cơ thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.

Chạy bộ hợp lý là mỗi tuần bạn nên tập luyện 3 - 5 buổi và thời gian còn lại thì nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Khi tham gia chạy bộ, bạn không nên chạy quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhằm phát huy hiệu quả chạy bộ, bạn nên nhớ khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu tập luyện, đồng thời thực hiện đúng kỹ thuật chạy bộ để tránh chấn thương. 

Chạy bộ với tần suất phù hợp tốt cho sức khỏe

Chạy bộ với tần suất phù hợp tốt cho sức khỏe

2.3. Để cơ thể dần dần thích nghi 

Để tránh các tác dụng phụ của việc chạy bộ, bạn nên để cơ thể có thời gian thích nghi. Trước tiên, hãy bắt đầu với quãng đường ngắn và tốc độ chậm, tần suất không quá nhiều. Đến khi cơ bắp đã quen thì hãy tăng tốc độ, tần suất và quãng đường chạy nếu muốn. 

2.4. Chạy bộ đúng kỹ thuật 

Kỹ thuật chạy đúng là điều quan trọng giúp bạn duy trì sức bền và hạn chế chấn thương. Cách chạy bộ đúng như sau: 

- Khi chạy phải di chuyển cả cánh tay theo chuyển động của khớp vai, không nên chỉ di chuyển mỗi phần khuỷu tay đến bàn tay. 

- Thả lỏng toàn bộ cơ thể trong khi chạy bộ để tránh cơ bị đau mỏi và giúp bạn duy trì được sức bền. 

- Không được bước chân quá cao khi chạy bộ vì nó dễ khiến cơ bị căng, nhanh mất sức và tăng nguy cơ chấn thương. 

- Tiếp đất bằng cả bàn chân, không dùng mỗi phần gót hay ngón chân khi chạy bởi điều này sẽ khiến bạn nhanh bị mệt, dễ làm tổn thương mắt cá hoặc bàn chân.

- Khởi động cơ thể kỹ trước khi bắt đầu chạy bộ để làm nóng cơ bắp. 

Khởi động trước khi chạy bộ là rất quan trọng và cần thiết

Khởi động trước khi chạy bộ là rất quan trọng và cần thiết

Lời kết

Trên đây là những tác hại của chạy bộ không đúng cách đã được tổng hợp và chia sẻ lại bởi Thiên Trường Sport. Hy vọng với những thông tin này thì bạn đã có thể áp dụng cho mình và tránh xa những sai lầm khi chạy bộ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh chấn thương. 

Đọc thêm

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Ông Phạm Văn Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thể thao Thiên Trường với hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao, chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao và thể hình chất lượng với giá tốt nhất tại Việt Nam. Với hệ thống 6 cửa hàng thể thao tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định & Đồng Nai sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp mọi nơi.

Bình luận
0968650686

DANH SÁCH CỬA HÀNG THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG

Thiên Trường tại Hà Nội

Hà Nội

  • 208B Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân
  • 0243 566 7337
  • 0983 080 786 - 0916 131 402
  • info@thethaothientruong.vn

Thiên Trường tại Tp Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh

  • 34 đường số 2 , Phường 11 , Quận 6
  • 0286 290 1232
  • 094 979 2525 - 0987 190 944
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Đà Nẵng

Đà Nẵng

  • 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê
  • 02363 622 777
  • 0944 086 000

Thiên Trường tại Nam Định

Nam Định

  • 522 Trần Hưng Đạo, P Lộc Vượng
  • 0987 883 956
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0916 131 402

Thiên Trường tại Hải Phòng

Hải Phòng

  • 238 Hàng Kênh, Quận Lê Chân
  • 0968 887 488
  • 079 438 5555
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Zalo
Nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook