Nhiệt kế thủy ngân được làm từ thủy tinh khá dễ vỡ. Chúng ta đều biết nếu thủy ngân phát tán ra ngoài sẽ rất độc hại. Vậy “nhiệt kế thủy ngân vỡ bay hơi bao lâu?” và khi nhiệt kế vỡ thì cần xử lý như thế nào cho đúng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách bảo vệ bản thân và mọi người trong gia đình mình khi gặp phải vấn đề này nhé.
Nhiệt kế thủy ngân vỡ bay hơi bao lâu thì hết?
Lượng thủy ngân trong nhiệt kế là bao nhiêu?
Theo cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (EPA), hàm lượng thủy ngân trong một chiếc nhiệt kế hiện nay là khoảng 0,61 gram. Tuy chỉ có một lượng khá nhỏ nhưng do là thủy ngân nguyên chất nên nếu nhiệt kế bị vỡ khiến kim loại này phát tán ra ngoài không khí thì rất dễ gây ngộ độc khi tiếp xúc hay hít phải nó.
Lượng thủy ngân trong nhiệt kế là bao nhiêu?
Nhiệt độ bay hơi của thủy ngân
Thủy ngân là kim loại rất dễ bay hơi ngay ở nhiệt độ phòng khoảng từ 170C - 270C, hơi của nó không màu, không mùi nên rất khó nhận biết khi khuếch tán trong không khí.
Khi nhiệt kế vỡ, thủy ngân trong đó sẽ rơi ra ngoài, tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng trong không khí. Không gian càng thoáng gió thì sự bốc hơi của thủy ngân diễn ra càng nhanh, nếu nhiệt độ tăng thêm 100C thi tốc độ bay hơi của kim loại này sẽ tăng lên gấp đôi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người vô tình hít phải nó.
Thời gian để thủy ngân trong nhiệt kế vỡ bay hơi hết
Việc xác định thời gian để thủy ngân trong nhiệt kế vỡ bốc hơi hết sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, diện tích bề mặt phân tán, lượng thủy ngân rơi ra, điều kiện không khí lưu thông…
Với diện tích khoảng 1m2 thì trong vòng 1 tiếng sẽ bay hơi khoảng 0,002mg thủy ngân. Như vậy, để lượng thủy ngân trong nhiệt kế vỡ bay hơi hết thì cần tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên nếu không gian nơi đó thoáng và nhiệt độ không khí cao thì thời gian bay hơi sẽ được rút ngắn lại hơn.
Sau khi bốc hơi thủy ngân sẽ không tan ra mà luân chuyển tuần hoàn trong không khí, đất và nước, tạo thành những hợp chất hóa học và biến đổi thành nhiều dạng vật lý khác nhau của nó.
Thủy ngân trong nhiệt kế độc hại như thế nào?
Thủy ngân là một kim loại dạng lỏng có màu trắng bạc, không mùi, bay hơi chậm và không tan trong nước. Khi ở dạng lỏng thì thủy ngân ít độc nhưng khi bốc hơi ở dạng khí thì muối, hơi và các dạng hợp chất của nó lại vô cùng độc hại. Việc hít thở hay tiếp xúc trực tiếp với nó có thể khiến gan, phổi, não…bị tổn thương nặng.
Khi sản xuất nhiệt kế sẽ phải sử dụng loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại, chỉ cần một lượng nhỏ thủy ngân lọt ra không khí và bốc hơi cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng khôn lường đối với sức khỏe.
Trực tiếp hít phải khí độc thủy ngân phát tán ra ngoài không khí trong một khoảng thời gian dài là vô cùng nguy hiểm. Thủy ngân đi vào máu qua phế nang từ đó xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách gây khó thở, người lơ mơ, nôn ói, co giật, đau tức ngực, mê sảng, viêm phổi…
Hít phải lượng thủy ngân lớn làm rối loạn tâm thần, mất trí, suy hô hấp, phù phổi, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, thủy ngân trong nhiệt kế còn có thể tấn công nội tiết tố trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến răng, miệng và quai hàm.
Nếu để thủy ngân xuyên qua cuống nhau thai từ đó lọt vào tử cung trong giai đoạn thai kỳ sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe của người mẹ, ảnh hưởng đến thai nhi thậm chí có thể khiến bị khuyết tật ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
>> Tham khảo thêm: Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho cơ thể
Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế
Người bị nhiễm độc thủy ngân sẽ xuất hiện những dấu hiệu:
- Cảm thấy có mùi kim loại ở trong miệng.
- Cơ thể mẩn ngứa, viêm da dị ứng nhất là ở vùng mặt, cổ, nách và đùi.
- Xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
- Lạnh bụng và đau mỏi toàn bộ cơ thể.
- Bị lợm giọng, ho có đờm và thấy khó thở. Giọng nói thều thào hoặc nói không ra tiếng.
- Da có dấu hiệu tím tái lại.
- Răng lợi sưng tấy, bị vỡ niêm mạc và có thể bị xuất huyết ở trong miệng.
- Tinh thần thường hoảng loạn, tâm trạng trở nên thất thường.
- Bị mất ngủ.
- Trẻ em nếu bị ngộ độc thủy ngân sẽ khiến khuôn mặt đỏ hồng hết lên, cơ thể bị phát ban, tóc rụng nhiều hơn và nhạy cảm với ánh sáng.
Cách sơ cứu khi bị nhiễm độc thủy ngân
Khi lỡ hít phải thủy ngân và có dấu hiệu bị nhiễm độc nhẹ, chúng ta cần giữ bình tĩnh và tiến hành sơ cứu tại chỗ theo các bước cơ bản sau để giảm thiểu tác hại của nó trước khi được đưa đến các cơ sở y tế thải độc.
- Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi khu vực có thủy ngân. Sau đó, đóng kín phòng lại để ngăn không cho thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường.
- Nếu chẳng may nuốt phải thủy ngân lỏng thì trong thời gian đợi đến phòng y tế chúng ta nên uống thật nhiều nước.
- Trong trường hợp da tiếp xúc với thủy ngân thì hãy sử dụng nước, xà phòng hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch tay chân và vùng da đó. Thay toàn bộ quần áo đang mặc ra để đề phòng bị dính thủy ngân vào người.
Hiện nay không có bất kỳ phương pháp nào có thể giúp thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể ngay tại nhà vì thế sau khi tiến hành xử lý ngộ độc nhanh tại chỗ thì cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm. Việc này giúp các y bác sĩ có thể đánh giá đúng mức độ nhiễm độc của người bệnh qua đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế biến chứng xảy ra.
>> Tham khảo thêm: Bài tập thể dục tăng sức đề kháng tại nhà an toàn hiệu quả
Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Để tránh bị ngộ độc thủy ngân khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thì bạn cần thu dọn và xử lý như sau.
- Chuẩn bị dụng cụ thu dọn.
Găng tay cao su.
Khẩu trang
Túi đựng rác.
Giấy, tăm bông, 1 lọ thủy tinh có nắp đậy.
- Thực hiện.
Bước 1: Đeo găng tay và khẩu trang cẩn thận để bắt đầu thu dọn thủy ngân.
Bước 2: Sử dụng giấy hoặc tăm bông để gom những giọt thủy ngân lại và cho chúng vào lọ thủy tinh rồi bịt kín. Khi gom thủy ngân cần phải nhẹ nhàng để tránh làm cho nó bị chia tách thành những hạt nhỏ hơn khiến việc thu dọn thêm khó khăn.
Bước 3: Đặt lọ thủy tinh vào túi rác, buộc chặt và dán nhãn lên đó rồi mới bỏ vào thùng rác phân loại.
Bước 4: Sau khi thu dọn xong thì mở hết cửa ra trong khoảng vài tiếng để không gian sống được thông thoáng.
Bên cạnh đó, khi thu dọn thủy ngân chúng ta cũng cần chú ý một số điều sau.
- Tuyệt đối không sử dụng máy hút bụi để gom thủy ngân vì càng làm cho kim loại này bị lan rộng ra môi trường hơn.
- Không sử dụng chổi hay dẻ lau để quét và lau chùi để tránh làm cho thủy ngân bị chia tách thành nhiều giọt nhỏ và lan rộng ra xung quanh.
- Sau khi gom thủy ngân lại tuyệt đối không được đổ nó xuống cống rãnh hay môi trường xung quanh.
- Với quần áo, giày dép đã tiếp xúc với thủy ngân chúng ta không được dùng để đi lại trong nhà nữa. Nếu muốn sử dụng lại những trang phục này cần phải xử lý thật kỹ bằng cách ngâm với nước lạnh rồi lại ngâm tiếp với nước xà phòng ở 700C - 800C, tiếp tục ngâm chúng trong nước nóng pha chất tẩy khoảng 20 phút rồi xả lại với nước sạch và đem phơi. Sau khi giặt sạch kỹ càng mới được dùng lại.
Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân
Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế bị vỡ nhiệt kế thủy ngân thì khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Sau khi dùng xong nhiệt kế thì phải cất gọn gàng ở những vị trí an toàn và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không đưa nhiệt kế cho trẻ chơi nghịch và tuyệt đối không được để các bé ngậm vào nó.
- Nên đặt nhiệt kế trong hộp hoặc túi vải bông để tránh những va đập làm nó bị vỡ.
- Nếu có điều kiện chúng ta nên lựa chọn sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân, điều này sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Bài viết trên không chỉ giải đáp vấn đề nhiệt kế thủy ngân vỡ bay hơi bao lâu? mà còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích khác giúp mọi người có thêm kinh nghiệm để có thể chủ động ứng phó và xử lý mọi vấn đề xảy ra nếu không may bị vỡ nhiệt kế thủy ngân. Hãy thật cẩn trọng khi dùng dụng cụ này để đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân nhé!
Đọc thêm ▾