Ghế massage là thiết bị chăm sóc sức khỏe tuyệt vời để thư giãn, giảm đau nhức mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng ghế massage cũng tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu dùng không đúng cách? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tác hại của ghế massage, những điều cần lưu ý khi sử dụng thiết bị này.
Tác hại của ghế massage khi dùng không đúng cách
Ghế massage là thiết bị chăm sóc sức khỏe được rất nhiều người tin dùng, nó được xem là một giải pháp tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn sai loại ghế hay sử dụng không đúng cách thì sản phẩm này cũng mang đến những tác hại khôn lường, gây ảnh hưởng không tốt sức khỏe. Dưới đây là 6 tác hại của ghế massage:
Gây đau nhức cơ thể
Một trong những lợi ích tuyệt vời của ghế massage đó là giúp mọi người có thể thư giãn và xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị này quá nhiều lần trong ngày và ngồi trên đó quá lâu sẽ gây phản tác dụng, nó sẽ làm cơ xương khớp của bạn càng thêm khó chịu và nhức mỏi hơn.
Bên cạnh đó, nếu người dùng lựa chọn chế độ xoa bóp với cường độ cao có thể gây tác động không tốt lên các nhóm cơ yếu, gây đau nhức cơ bắp và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.
Dễ gây ngứa, dị ứng và làm nổi mẩn đỏ trên da
Phần lớn các loại ghế massage đều sử dụng chất liệu da (giả da, da thật, da tổng hợp…) để bọc bên ngoài ghế. Nếu không thường xuyên lau chùi, vệ sinh ghế không sạch sẽ hay lâu ngày không sử dụng sẽ khiến nó dễ bị ẩm ướt và nấm mốc. Khi sử dụng rất dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.
Đặc biệt vào những ngày oi bức, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi có thể thấm vào làm ẩm ghế tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển từ đó có thể gây dị ứng hay mắc phải bệnh lý về da.
Căng tức các dây thần kinh
Sử dụng ghế massage trong thời gian dài và không đúng cách sẽ khiến các dây thần kinh trở nên căng tức dẫn đến dễ bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn.
Ngoài ra, lạm dụng ghế và ngồi sai cách cũng có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm gián đoạn quá trình lưu thông khí huyết và tạo ra những hệ lụy không tốt lên tim mạch và hệ hô hấp.
Dễ gây nghiện và bị phụ thuộc vào nó
Việc sử dụng ghế massage quá thường xuyên khiến nhiều người dễ mắc phải “hội chứng gây nghiện”, chúng ta sẽ biến việc ngồi ghế trở thành một thói quen khó bỏ và trở nên phụ thuộc vào nó nhiều hơn.
Điều này không hẳn là sẽ gây hại cho cơ thể nhưng nếu không được điều tiết kịp thời thì bạn sẽ ngày càng lười vận động và ít tham gia vào các hoạt động thể chất hơn.
Khiến tình trạng bệnh lý nặng hơn
Những người có thể chất kém hay mắc phải một số bệnh lý đặc biệt thì tuyệt đối không nên sử dụng ghế massage. Nếu chúng ta không chú ý đến các khuyến cáo của bác sỹ và nhà sản xuất mà vẫn cố dùng thì sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Ngồi ghế massage nhiều có tốt không?
Ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ đang có thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ được khuyến cáo không nên ngồi ghế massage vì nó có thể gây ra những biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Những động tác như đấm bóp, rung, nhấn, siết, day của con lăn ghế massage tác động đến các huyệt đạo, chèn ép lên dây thần kinh dễ khiến tử cung bị co thắt lại dẫn đến bị động thai chảy máu, trường hợp nguy hiểm hơn có thể làm sảy thai.
Cách hạn chế tác hại của ghế massage
Để ngăn ngừa tác hại của ghế massage cũng như giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì chúng ta cần sử dụng ghế đúng cách theo một số chia sẻ dưới đây:
Lựa chọn ghế massage phù hợp
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại ghế massage khác nhau vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ về các mẫu ghế dựa trên những tiêu chí như tính năng, kích thước, chất liệu, mẫu mã, giá thành…để chọn ra sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng. Ưu tiên lựa chọn chiếc ghế massage được tích hợp nhiều tính năng và có thể tùy chỉnh theo yêu cầu.
Tần suất sử dụng ghế massage hợp lý
Ghế massage chỉ mang lại hiệu quả tốt và phát huy hết công dụng của nó khi sử dụng trong thời gian vừa đủ. Việc ngồi quá nhiều và quá lâu sẽ khiến cơ bắp đau nhức và khiến cơ thể gặp phải những tác hại như đã nêu ở trên.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ngồi ghế nhiều hơn 2 lần/ngày và không được vượt quá 30 phút/lần, thời điểm sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 - 60 phút. Tần suất sử dụng hợp lý và mang đến kết quả tốt nhất là từ 3 - 4 lần/tuần.
Ngồi ghế massage đúng cách
Ngồi ghế massage đúng cách là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa tác hại của ghế đồng thời giúp phát huy tối đa tác dụng của nó đối với sức khỏe người dùng.
Tư thế ngồi ghế massage chuẩn như sau:
- Hai chân đặt song song với nhau ở phần chân ghế bên dưới. Hai tay thả lỏng sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
- Lưng ấn mạnh và dán chạt vào phần nệm ghế phía sau, đầu tựa vào phần gối đầu của ghế massage.
- Khi ghế bắt đầu mát xa, chúng ta cần thả lỏng cơ thể và hạn chế cử động người để không ảnh hưởng đến hoạt động của ghế.
Điều chỉnh và cài đặt tính năng phù hợp với nhu cầu
Trước khi sử dụng ghế chúng ta nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, có điều gì chưa hiểu thì nên hỏi nhân viên tư vấn ngay để có thể hiểu rõ về cơ chế hoạt động, các tính năng cũng như cách điều khiển ghế.
Thời gian đầu mới sử dụng nếu chưa quen thì bạn có thể lựa chọn chế độ mặc định cho ghế massage để quen dần với nhịp độ hoạt động. Sau khi đã thành thạo thì chúng ta có thể tự điều chỉnh các tính năng và cường độ cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.
Đối tượng không nên sử dụng ghế massage
Biết rõ những đối tượng không nên sử dụng ghế massage sẽ giúp hạn chế tối đa tác hại của ghế đối với sức khỏe người dung.
- Những đối tượng tuyệt đối không nên ngồi massage:
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
- Người già trên 80 tuổi, những người có sức khỏe và thể trạng yếu ớt.
- Những người đang bị chấn thương gân cốt và xương khớp, người bị lao cột sống, mắc bệnh ống tủy, viêm đa khớp, bị áp xe vùng lưng, người có cột sống bất thường, mắc bệnh cột sống dính khớp…
- Người bị u ác tính.
- Những người đang mắc các bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay mới sinh xong.
- Người đang bị sốt cao.
- Người bị khuyết tật về cảm giác.
- Những đối tượng cần tham vấn ý kiến của y bác sỹ trước khi dùng ghế massage:
- Người bị thoái hóa đốt sống cổ hay đốt sống thắt lưng.
- Người bị khuyết tật nhận thức
- Những người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, hô hấp.
- Người đang bị ốm hay bị suy nhược cơ thể.
Tham khảo: Thương hiệu ghế massage tốt nhất
Thường xuyên vệ sinh ghế
Phải thường xuyên lau chùi và vệ sinh ghế thật sạch sẽ để làm sạch bụi bẩn và nấm mốc trên ghế. Việc này tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu đồng thời phòng tránh nguy cơ bị dị ứng, mẩn ngứa khi ngồi trên ghế.
Nên dùng khăn khô mềm hoặc dùng loại nước vệ sinh chuyên dụng để lau sạch phần da bao bên ngoài của ghế. Đặt ghế massage ở nơi thoáng mát, rộng rãi để hạn chế ẩm ướt, bụi bặm, giúp ghế không bị hỏng hóc và sử dụng được lâu bền hơn.
Những việc nên làm trước khi sử dụng ghế massage
Để tránh các tác hại khi sử dụng ghế massage, mọi người cần lưu ý và thực hiện:
- Những người có vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý thì nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định có sử dụng ghế massage hay không.
- Không sử dụng ghế massage ngay khi vừa ăn xong để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Cần kiểm tra kỹ càng các bộ phận của ghế massage cũng như dây cắm, công tắc điện trước khi dùng để xem chúng có gặp sự cố hay vấn đề gì không.
- Nên vệ sinh ghế sạch sẽ trước khi ngồi.
- Chúng ta nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, được làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát khi ngồi thư giãn trên ghế massage, nó sẽ giúp bạn thấy thoải mái, dễ chịu.
Không thể phủ nhận rằng ghế massage mang lại những phút giây thư giãn và sảng khoái tuyệt vời. Tuy nhiên, để tối ưu tác dụng và tránh ảnh hưởng từ các tác hại của ghế massage, hiểu rõ cách sử dụng là vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng ghế massage một cách hợp lý và luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết bất kỳ dấu hiệu bất thường.
Đọc thêm ▾