Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngồi lâu bị đau lưng, hãy đọc ngay bài viết để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách đơn giản để giảm đau lưng do ngồi lâu hiệu quả.
Ngồi lâu bị đau lưng là bệnh gì?
Việc duy trì một tư thế ngồi quá lâu sẽ làm các cơ lưng và dây chằng bị chèn ép không thể co giãn. Đồng thời cũng gây áp lực lên cột sống lưng khiến chúng ta cảm thấy nhức mỏi và đau lưng.
Sau một thời gian tình trạng này sẽ biến mất một cách tự nhiên khi chúng ta dịch chuyển và nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu hiện tượng ngồi lâu bị đau lưng vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể đang mắc phải một số bệnh lý:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống.
- Đau dây thần kinh tọa.
- Bị gai cột sống.
- Bệnh thoái hóa khớp.
Triệu chứng tình trạng bị đau lưng do ngồi lâu
Một số triệu chứng thường gặp phải khi ngồi nhiều bị đau lưng:
- Cảm thấy đau nhức và tê mỏi lưng nhất là khu vực thắt lưng.
- Đau âm ỉ từ sâu bên trong và sau đó lan rộng sang hông, mông và phía đùi.
- Đốt sống lưng có cảm giác tê mỏi và nhói buốt.
- Căng cứng, nhức mỏi và có cảm giác nóng rát cơ lưng.
- Chân bị tê bì.
Quan tâm: Tư thế ngồi giảm mỡ bụng
Các phương pháp chẩn đoán triệu chứng ngồi lâu bị đau lưng
Để có thể chẩn đoán chính xác triệu chứng ngồi lâu bị đau lưng các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
Chụp X - quang
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến và được áp dụng nhiều nhất cho người ngồi lâu bị đau lưng. Dựa vào phim X - quang bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá về cấu trúc và mật độ xương của người bệnh qua đó xác định xem các khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống có bị thay đổi và biến dạng hay không.
Chụp MRI
Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ có thể xem xét kỹ hơn các mô mềm và ống sống từ đó đánh giá được chính xác hơn tình trạng tổn thương của chúng. Phương pháp chẩn đoán nay thường được dùng trong những trường hợp người bệnh có khả năng bị nhiễm trùng, chèn ép dây thần kinh, nghi ngờ bị bệnh ác tính…
Khi chụp MRI sẽ không cần phải tiếp xúc với tia X nên đây được xem là biện pháp chẩn đoán khá an toàn và không ảnh hưởng đến cơ thể.
Chụp CT
Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, đây là sự kết hợp giữa tia X và máy tính để chụp xương, mạch máu và mô của cơ thể theo những lát cắt ngang. Phương pháp chẩn đoán này sẽ hiển thị hình ảnh và thông tin chi tiết hơn so với X - quang.
Các bác sĩ thường chỉ định chụp CT khi cần xem xét và đánh giá kỹ hơn về cột sống của người bệnh.
Điện cơ (EMG)
Khi đi khám ngồi nhiều bị đau lưng, người bệnh thường được các nhân viên y tế chỉ định đi đo điện cơ (EMG). Đây là phương pháp giúp phát hiện ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh (nếu có) là do hẹp ống sống hay do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Ngồi lâu bị đau lưng có nguy hiểm không?
Ngồi lâu bị đau lưng là hiện tượng khá phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, nhất là với dân văn phòng. Để biết được nó có nguy hiểm hay không thì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người và căn nguyên gây ra những cơn đau lưng đó.
Nếu những cơn đau nhức ở lưng là do các tác động vật lý gây ra khi ngồi im ở một vị trí quá lâu thì chúng ta không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động biến mất sau một khoảng thời gian. Cơ lưng, cột sống sẽ được giãn ra và trở lại trạng thái bình thường mà không cần phải can thiệp y tế, nó cũng không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, khi những cơn đau ở lưng kéo dài với tần suất tăng dần mà không có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt khi đứng dậy đi lại càng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc phải một số căn bệnh liên quan đến xương khớp.
Lúc này, chúng ta không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra như yếu/liệt các cơ và chi dưới, hai chân bị mất cảm giác hay nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh bị mất khả năng vận động.
Cách phòng tránh đau lưng khi ngồi lâu hiệu quả
Khi ngồi lâu bị đau lưng, một số biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp khắc phục và cải thiện tình trạng này.
- Ngồi đúng tư thế: Giữ lưng thẳng, thả lỏng cơ thể cho thoải mái nhất, ghế hay vị trí ngồi nên có đệm bên dưới và có chỗ để tựa lưng.
- Thay đổi tư thế ngồi: Không nên ngồi một chỗ quá lâu mà hay thường xuyên dịch chuyển và thay đổi tư thế để cơ thể không bị gò bó. Sau khi ngồi khoảng 1 tiếng chúng ta nên đứng dậy để đi lại, vươn vai hay thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng ngay tại chỗ.
- Kiểm soát cân nặng: Hãy duy trì cho mình một mức cân nặng hợp lý tránh để xảy ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì. Việc này không chỉ giúp thân hình bạn cân đối và đẹp hơn mà nó còn làm giảm áp lực lên cột sống khi ngồi.
- Có chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý: Cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Cần tăng cường bổ sung thêm canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, omega 3 thông qua các loại thực phẩm tươi ngon như cá hồi, trái cây, rau củ, trứng, sữa, phô mai… giúp hệ cơ xương khớp phát triển khỏe mạnh.
- Tăng cường vận động và tập luyện thể dục thể thao: Mỗi ngày nên dành tối thiểu từ 30 - 60 phút để rèn luyện thân thể, áp dụng bài tập giãn cơ lưng, các bài tập yoga chữa đau lưng. Có thể lựa chọn một số môn thể dục giúp kéo giãn cơ xương khớp vùng lưng và làm cho cột sống thêm dẻo dai như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi bộ…
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ giấc. Không nên thức khuya mà cần ngủ đúng giờ để giấc ngủ ngon và sâu giấc, thời gian ngủ tốt nhất là trước 23h.
- Khi có hiện tượng ngồi lâu bị đau lưng thì không nên mang, vác vật nặng.
Một số bệnh có thể mắc khi ngồi lâu
Theo tìm hiểu từ dụng cụ thể dục Thiên Trường, ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến lưng đau đớn mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh:
- Tim mạch: Theo nghiên cứu nếu ngồi quá lâu trong 1 tiếng mà không đứng dậy hay vận động thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên khoảng 14%. Ngồi quá nhiều là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch vành, đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…
- Bệnh gout: Ngồi quá nhiều sẽ làm lượng axit uric trong máu tăng lên. Chúng sẽ bị lắng đọng lại ở gót chân, ngón chân cái và ngón chân út dẫn đến dễ bị mắc bệnh gout hơn.
- Loãng xương: Khi ngồi lâu thì cơ thể chúng ta sẽ bị hạn chế vận động, việc này cũng làm cho lượng canxi và khoáng chất trong xương cũng bị mất đáng kể. Tăng nguy cơ bị loãng xương, mất xương, xương sẽ trở nên yếu và dễ gãy hơn.
- Bệnh tiêu hóa: Nhu động ruột, dịch tiết trong ruột và dạ dày bị giảm. Thức ăn khi vào cơ thể không được hấp thụ và lên men kịp thời dẫn đến bị chướng bụng, khó tiêu. Ngồi quá lâu còn có thể gây nên tình trạng viêm dạ dày, táo bón và lâu ngày có thể khiến chúng ta bị sa trực tràng, trĩ.
- Bệnh tiết niệu: Nước tiểu bị lắng đọng, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ làm nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiết niệu như sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… cao hơn.
- Béo phì: Theo nghiên cứu, những người ngồi thường xuyên có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Quá trình lưu thông máu diễn ra chậm hơn, lượng calo tiêu hao cũng rất ít. Đặc biệt lượng mỡ thừa trong cơ thể được tích tụ lại nhiều hơn nhất là ở vùng bụng khiến cân nặng tăng lên.
Trên đây là thông tin về ngồi lâu bị đau lưng cùng những lời khuyên và phương pháp giúp giảm đau lưng hiệu quả. Việc ngồi lâu không chỉ gây ra đau lưng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe chung của bạn. Vì vậy, hãy luôn lưu ý và biết cách ngồi đúng để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn nhé!
Đọc thêm ▾